Bảo tồn, phát huy và lan tỏa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể.

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Không chỉ người dân ở tỉnh Phú Thọ, các vùng miền trong cả nước mà cả cộng đồng quốc tế nhận thức sâu sắc thêm về sức sống của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống tinh thần. Không chỉ các hoạt động lễ, hội trong dịp Giỗ Tổ đã được nâng lên tầm quốc gia, mà những nghi thức thờ cúng Hùng Vương ở các cộng đồng địa phương cùng với tín ngưỡng phồn thực, diễn xướng dân gian thể hiện niềm ước vọng cầu mưa thuận gió hòa, cầu bình an cũng được nhận thức như là những di sản văn hóa đặc biệt Quốc gia.

Người Việt đi đến đâu cũng mang theo tâm thức về Quốc Tổ, nơi nào có người Việt sinh sống nơi đó có đền thờ các Vua Hùng. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong đời sống xã hội, khẳng định sức sống của biểu tượng cội nguồn dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là sức mạnh củng cố khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Ảnh tư liệu: Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Dũng dâng hương tại Đền Hùng - Phú Thọ.

Con người có tổ, có tông/ Như cây có cội, như sông có nguồn”, truyền thống đạo hiếu đã đúc kết qua hàng hai năm, để đến ngày nay, triệu triệu con tim Việt Nam trong và ngoài nước cùng hướng về Đất Tổ thiêng liêng, nơi khởi nguồn Tổ quốc để thành kính tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tự hào về cội nguồn và khát khao hệ thống nhất, minh triết của quốc gia, dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống nông nghiệp lúa nước, ý chí tự cường và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, thiên tài, làm nên sức mạnh Việt Nam. Với ý nghĩa đó, cùng với 14 giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể thế giới., là nơi hội tụ của các tinh hoa di sản văn hóa của mọi miền Tổ quốc, sẽ mang đến cho du khách và nhân dân hành hương về với cội nguồn Đất Tổ những trải nghiệm sâu sắc, để hiểu thêm, yêu hơn và tự hào về đất nước, văn hóa và con người Việt Nam.

Từ Đất Tổ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa, trở thành tập quán của cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Người Việt Nam ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài sáng tạo những không gian thờ cúng Hùng Vương riêng, xin chân nhang, đất, nước từ Đền Hùng về thờ cúng ông Tổ của dân tộc. Đây là đức tin tín ngưỡng thuần Việt đã vượt qua mọi thời đại để trở thành biểu tượng cho khát vọng trường tồn, độc lập tự chủ lâu dài, vĩnh viễn và ước mơ về sự phồn vinh của quốc gia, dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương là một hình thức biểu hiện tình yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt Nam gắn với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, là điểm hội tụ của văn hoá tâm linh của người Việt Nam từ bao đời nay. Đây cũng là một tín ngưỡng độc đáo, minh chứng cho nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh, trở thành biểu tượng cho ý chí và tinh thần của dân tộc Việt Nam trên chặng đường dựng nước và giữ nước trong suốt hàng nghìn năm lịch sử.

Ảnh tư liệu: Các đồng chí lãnh đạo huyện Yên Dũng dâng hương tại Đền Hùng - Phú Thọ.

Hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương với lòng thành kính tri ân sâu sắc công lao to lớn của các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, chúng ta nguyện ước một lòng, vượt qua mọi khó khăn thách thức, nắm bắt thời cơ, vận hội, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp tự ngàn vạn vất vả phấn đấu xây dựng đất nước ta hòa bình, độc lập, nhân dân ta ấm no, hạnh phúc phúc, vinh quang.

Xuân Thanh