Triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) trên địa bàn huyện.

|
Views:
dark-mode-label OFF
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), UBND huyện đã và đang tăng cường thực hiện nhiều giải pháp. Để tiếp tục duy trì các tiêu chí đạt kết quả cao, đồng thời cải thiện các nội dung tồn tại, hạn chế trong Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) trên địa bàn huyện, ngày 14/9/2021, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch 111/KH-UBND triển khai nội dung này.

Mục đích kế hoạch nhằm Xác định Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) nhằm theo dõi, đánh giá thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai CCHC hằng năm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã. Qua đó, xác định rõ những ưu điểm và tồn tại trong thực hiện CCHC để có những điều chỉnh kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả CCHC, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả. Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.

PAR Index: Chỉ số cải cách hành chính là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính. PAR Index gồm đánh giá bên trong của cơ quan và đánh giá bên ngoài của người dân. Nội dung của Chỉ số được xác định trên 8 lĩnh vực, gồm: Công tác chỉ đạo điều hành CCHC; Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC; Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan HC và ĐVSN công lập; Hiện đại hóa nền hành chính; Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Tổng điểm của PAR Index là 100 điểm với phương pháp đánh giá như sau: thông qua kết quả tự chấm điểm của địa phương (đánh giá bên trong) với số điểm tối đa là 62/100 điểm và kết quả điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài) với số điểm tối đa là 38/100 điểm.

Chỉ số SIPAS nhằm đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và được thực hiện trên cơ sở đánh giá 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công, bao gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Công chức trực tiếp giải quyết công việc; Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; và Việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị.

Bộ phận 1 cửa UBND huyện Yên Dũng

Kết quả Chỉ số PAR INDEX, SIPAS năm 2020 của huyện nằm trong tốp đầu của tỉnh đã phản ánh thực chất công tác CCHC của huyện trên các lĩnh vực. Các kết quả này là một trong những kênh thông tin, dữ liệu quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành rà soát, phân tích và đánh giá rút kinh nghiệm quá trình triển khai các nhiệm vụ CCHC, qua đó kịp thời điều chỉnh, khắc phục hạn chế nhằm cải thiện hiệu quả công tác, phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Theo kế hoạch Triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyệnYên Dũng năm 2021, chỉ tiêu thực hiện: Bám sát các tiêu chí đánh giá công tác cải cách hành chính của Bộ Nội vụ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh Bắc Giang đối với từng lĩnh vực cải cách hành chính, thực hiện nhất quán và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, phấn đấu năm 2021, Chỉ số cải cách hành chính của huyện nằm trong nhóm đầu của tỉnh Bắc Giang về Chỉ số cải cách hành chính. Tập trung cải thiện, nâng cao thứ hạng từng lĩnh vực của Chỉ số cải cách hành chính năm 2021.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, UBND các xã, thị trấn căn cứ kết quả CCHC thực tế đạt được, tiến hành tự đánh giá, chấm điểm và tài liệu kiểm chứng, nội dung giải trình. Báo cáo tự đánh giá,kèm tài liệu kiểm chứng và thông tin giải trình, trình lãnh đạo cơ quan ký duyệt sau đó gửi về Phòng Nội vụ. Trường hợp đến hạn gửi kết quả tự đánh giá, nếu một số báo cáo làm tài liệu kiểm chứng chưa đến hạn phải báo cáo thì cơ quan, đơn vị gửi báo cáo của năm trước năm đánh giá. Khi Hội đồng thẩm định đã thẩm định xong lần 1, cơ quan, đơn vị có thể bổ sung thêm tài liệu kiểm chứng để làm căn cứ đánh giá.

Bộ phận 1 cửa UBND xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng

Để đạt các chỉ tiêu đề ra, UBND huyện yêu cầu Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn: Phối hợp với Phòng Nội vụ cung cấp danh sách người tham gia trả lời phiếu điều tra đảm bảo đúng đối tượng, đầy đủ thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Thông tin để cán bộ, công chức, người dân và tổ chức có nhận thức đầy đủ và chính xác về mục đích, nội dung và yêu cầu của việc điều tra xã hội học. Sử dụng kết quả Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức để có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế và cải thiện chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức. Người được chọn trả lời phiếu điều tra xã hội học có trách nhiệm phối hợp với điều tra viên trong việc trả lời trung thực, khách quan phiếu điều tra nhằm phục vụ xác định Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.

Xem chi tiết Kế hoạch tại đây!

Xuân Thanh